Dành cho nhà tuyển dụng , Dành cho ứng viên
BẠN BIẾT GÌ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM?
Trẻ em từ trước đến nay luôn là đối tượng được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ. Đây là đối tượng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, xã hội và cũng là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, nạn "lao động trẻ em" đang diễn ra phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Tình trạng này đã khiến cho trẻ em ở nhiều nơi phải bỏ học, bị thương tích do tai nạn lao động hoặc do hậu quả của việc làm việc quá sức. Chưa kể đến tình trạng trẻ em bị đánh đập, bị xâm hại tình dục gây tổn thương tinh thần và ảnh hưởng đến tâm lý của các em suốt đời.
Do đó, hơn bao giờ hết chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng "lao động trẻ em" để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến sự phát triển của các bạn nhỏ.
? 4 NHÓM TIÊU CHÍ NHẬN BIẾT MỘT TRƯỜNG HỢP LAO ĐỘNG TRẺ EM:
1️⃣ Tuổi và giờ làm việc:
➖ Trẻ em chưa đủ 13 tuổi phải lao động kiếm sống
➖ Trẻ em từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi phải lao động kiếm sống nhiều hơn 04 giờ/ ngày và/ hoặc trên 20 giờ/ tuần
➖ Trẻ em từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải lao động kiếm sống nhiều hơn 08 giờ/ ngày và/ hoặc trên 40 giờ/ tuần
➖ Trẻ em phải lao động sau 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau
2️⃣ Loại công việc tham gia lao động:
➖ Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên
➖ Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác
➖ Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ
➖ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc
➖ Phá dỡ các công trình xây dựng
➖ Làm các công việc trái với quy định của pháp luật tại Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH
➖ Làm "Những công viẹc mà tình chất và hoàn cảnh làm việc có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em" (Theo Khoản D điều 3 Công ước 182 của Tổ chức lao động quốc tế ILO)
➖ Làm các công việc bị lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng về thể chất, tâm lý hay xâm hại tình dục
3️⃣ Nơi làm việc:
➖ Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, đường hầm
➖ Công trường xây dựng
➖ Cơ sở giết mổ gia súc
➖ Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp, điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử
➖ Nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên
➖ Làm việc tại những nơi làm việc trái với quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH.
4️⃣ Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất:
➖ Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô lệ, lao động cưỡng bức trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang
➖ Bị sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm
➖ Bị sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo vào hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt vào mục đích sản xuất và vận chuyển chất ma túy như được nêu tại các hiệp định quốc tế
➖ Tham gia vào những công việc mà tính chất hoặc các điều kiện của nó có thể xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và nhân phẩm
PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM?
? Những công việc người dưới 13 tuổi có thể làm:
✔ Giúp bố mẹ làm công việc nhẹ nhàng trong nhà sau giờ học như: nấu cơm, rửa bát, quét nhà, cho gà ăn, v.v....
✔ Làm diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước)
✔ Làm vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua...
? Những công việc người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi có thể làm:
✔ Những công việc người từ đủ 13 tuổi được phép làm
✔ Các nghề truyền thống như: chấm men gốm, vẽ tranh sơn mài, làm nón, se nhang, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, giá đỗ...
✔Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, đan lưới vó, tranh dân gian, nặn tò he...
✔ Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình....
✔ Nuôi tằm, gói bánh, kẹo
-
Chia sẻ