Dành cho ứng viên
NHỮNG CÂU HỎI HAY GẶP KHI ĐI PHỎNG VẤN
Vượt qua phỏng vấn là điều kiện tiên quyết để bạn có được công việc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua vòng này. Đa số ứng viên đều bị lúng túng trong quá trình giao tiếp và trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
Nhân Sự Tốt chia sẻ cùng các bạn ứng viên một vài câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn cùng bí quyết để bạn dễ dàng vượt qua chúng. Hy vọng bạn đã chuẩn bị tinh thần trước khi đọc những điều dưới đây, vì có thể bạn sẽ có cảm giác như đang tham gia buổi phỏng vấn thật sự đấy ^^.
1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn đi!
Nghe có vẻ đơn giản đúng không? Nhưng các nhà tuyển dụng của Nhân Sự Tốt khẳng định khi nhận được câu hỏi này có khá nhiều ứng viên lúng túng, không biết sắp xếp dữ liệu nên nói gì trước, nên nói gì sau.
? Gợi ý cho bạn:
- Giới thiệu họ tên, năm sinh, nơi đang sinh sống hiện tại.
- Tóm tắt quá trình học tập và làm việc. VD: Tôi tốt nghiệp trường Đại học FPT khoa Công nghệ thông tin. Tôi làm việc tại Công ty ABC từ năm 2015 đến năm 2017. Từ năm 2017 đến nay tôi là freelance, các dự án tôi từng làm là...
- Nói về thế mạnh và kỹ năng chuyên môn của mình. VD: Tôi có khả năng nhận biết và thích nghi với môi trường, tôi có thể thiết kế website ở mức khá - tốt.
- Sở thích. Thực tế nhiều ứng viên sẽ bỏ qua điều này, nhưng khi chia sẻ về sở thích thì nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. VD bạn là người khá rụt rè mà công ty thường tổ chức các buổi team building thì nhà tuyển dụng sẽ gợi ý cho bạn cởi mở hơn khi tham gia vào hoạt động chung của công ty nếu bạn được nhận.
Tất cả những điều khi giới thiệu bản thân nên trình bày ngắn gọn, xúc tích nhưng phải đủ thông tin. Bạn không nên giới thiệu qua loa hay quá chi tiết, vì chúng sẽ gây ra "phản ứng ngược" trong lần đầu gặp gỡ nhé.
2. Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?
Đây là câu hỏi quen thuộc mà trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào bạn cũng sẽ gặp. Thực tế không phải nhà tuyển dụng tò mò về công việc trước kia mà họ muốn đánh giá thái độ và khả năng của bạn.
? Gợi ý cho bạn:
- Tránh nói xấu về sếp cũ, công ty cũ, đồng nghiệp cũ. Điều đó sẽ khiến cho hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng xấu đi => Gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
- Có một vài công ty quy định nhân viên sau khi nghỉ việc phải cam kết bảo mật thông tin trong vòng 2 năm hoặc vĩnh viễn. Nên khi công ty cũ của bạn có quy định này thì tốt nhất bạn đừng nên tiết lộ bất cứ thông tin nào về công ty cũ nhé.
3. Kinh nghiệm của bạn đối với vị trí ứng tuyển!
? Gợi ý cho bạn:
- Hãy chia sẻ thành thật vì đây là câu hỏi quan trọng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang ứng tuyển.
- Nói những gì bạn được học, bạn hiểu biết về công việc này. Tránh nói lan man, dài dòng.
- Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm? Hãy chia sẻ bạn đang muốn theo đuổi công việc và học hỏi tất cả mọi thứ liên quan đến nó.
4. Bạn làm thế nào khi gặp áp lực công việc?
? Gợi ý cho bạn:
- Hãy nhớ về lần gần nhất bạn phải chịu áp lực công việc và cách đối diện với chúng.
- Nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
- Để cho nhà tuyển dụng thấy bạn không ngại phải đối diện với áp lực công việc.
5. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Hãy thành thật khi trả lời câu hỏi này.
? Gợi ý cho bạn:
- Nói về điểm mạnh trước.
- Đề cập đến những điểm mạnh phù hợp với công việc. VD như đối với vị trí NV Kinh doanh thì điểm mạnh được ưu tiên đó là khả năng giao tiếp tự tin, linh hoạt, không ngại khi tiếp xúc với người lạ.
- Khi nói về điểm yếu của bản thân, hãy đề cập đến sự cố gắng khắc phục điểm yếu trong tương lai.
6. Định hướng công việc của bạn?
Bạn nên có định hướng cụ thể trước khi bắt đầu công việc. Vì chỉ khi có định hướng thì bạn mới có thể xác định được công việc mình cần làm là gì, kỹ năng nào bạn cần phải đáp ứng.
? Gợi ý cho bạn:
- Chia sẻ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình.
- Vị trí bạn muốn đạt được.
- Những kiến thức và kỹ năng bạn muốn có được.
7. Bạn làm thế nào khi phải "chạy deadline"?
? Gợi ý cho bạn:
- Deadline là chuyện quá bình thường trong công việc. Nên khi làm một công việc nào đó, phải chấp nhận việc công việc đó có deadline.
- Sắp xếp công việc theo thời gian hợp lý, không để dồn deadline.
- Tạo checklist công việc để không bị quên việc.
8. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Hãy tìm hiểu về công ty bạn muốn ứng tuyển trước khi tham gia phỏng vấn. Điều này sẽ giúp cho bạn đánh giá khả năng phù hợp của bạn với công ty cũng như giúp cho nhà tuyển dụng có cách nhìn thiện cảm hơn, vì bạn đang thực sự nghiêm túc cho công việc này, đúng không nào?
? Gợi ý cho bạn:
- Nói về lĩnh vực công ty đang hoạt động.
- Các sản phẩm chính của công ty.
- Chính sách, môi trường hoạt động của công ty (Bạn có thể tìm hiểu qua các kênh mạng xã hội của công ty, hoặc quan sát môi trường làm việc của công ty trong ngày phỏng vấn).
9. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
? Gợi ý cho bạn:
- Đừng đề xuất mức lương quá cao hoặc quá thấp. Hãy có sự đánh giá thận trọng về khả năng của bản thân sau đó đưa ra mức lương mà theo bạn nó sẽ phù hợp với trình độ, khả năng của bạn.
- Hãy trao đổi thêm về các chế độ khác như thưởng, hoa hồng, bảo hiểm xã hội...
10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
? Gợi ý cho bạn:
- Hỏi về thời gian làm việc, thời gian trả lương, các chế độ phúc lợi.
- Quy trình làm việc của công ty.
- Sự hỗ trợ của công ty (máy móc, tài liệu...) đối với nhân viên mới.
? Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn. Hy vọng chúng có thể giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng và đạt được công việc như ý muốn nhé.
-
Chia sẻ